Cách bứt phá qua giai đoạn khởi đầu sự nghiệp

Phát triển sự nghiệp bứt phá từ công việc đầu tiên

Những công việc ở trình độ bắt đầu (entry-level) đã trở nên cạnh tranh hơn trong những năm gần đây. Theo đó, phần lớn người tìm việc cảm thấy thất vọng khi nhận ra vị trí ở cấp độ mới bắt đầu lại thường yêu cầu từ 2-5 năm kinh nghiệm. Đây chính là nguồn cơn của nhiều bài đăng tải trút giận lên những kỳ vọng được xem là vô lý đó. Những trăn trở về con đường phát triển sự nghiệp bắt đầu hình thành như: Mong đợi thật sự từ phía doanh nghiệp về vị trí cấp độ đầu vào là gì? Nhà tuyển dụng xem xét yếu tố nào để biết rằng ứng viên có kinh nghiệm trong công việc? Và bản thân người tìm việc có thể làm gì để thành công từ những vị trí ban đầu này?

Quả thật định nghĩa về cấp độ mới bắt đầu vẫn mơ hồ và chưa rõ ràng. Adam Posner, nhà sáng lập NHP Talent Group và là host của chương trình #thePOZcast, cho biết: “Cuộc tranh luận về “cấp độ đầu vào” đã trở nên “hot” vì không có câu trả lời rõ ràng; Mọi người đều có quan điểm khác nhau về nó”. Rachel Serwetz, Giám đốc điều hành và Huấn luyện viên nghề nghiệp tại WOKEN cũng đồng ý rằng: “Các công ty khác nhau thì sẽ có những khái niệm khác nhau về vị trí công việc”.

Tại một số công ty, trong lộ trình phát triển sự nghiệp, “trình độ đầu vào” có thể hiểu là có những vị trí dành cho người không có kinh nghiệm làm việc nhưng mong muốn học hỏi. Tuy nhiên những nơi khác có thể yêu cầu vị trí đấy một hoặc hai năm kinh nghiệm và các kỹ năng liên quan. Và không thể khẳng định đúng hoặc sai trong cả hai trường hợp này.

Từ góc nhìn của nhóm tác giả, cách hợp lý nhất để nói về cấp độ đầu vào là cấp độ công việc thấp nhất hoặc các vị trí yêu cầu ít kỹ năng, ít trình độ nhất trong lộ trình phát triển sự nghiệp của nhân sự tại một tổ chức.

Phát triển sự nghiệp bứt phá từ công việc đầu tiên 1

Nếu các bạn cảm thấy những công việc ở trình độ đầu vào đang dần biến mất thì không sai. Nghiên cứu cho thấy rằng số lượng việc làm đang mở trên Glassdoor với bộ lọc “trình độ mới vào nghề” hoặc “sinh viên mới tốt nghiệp” đã giảm tới 68% (tính từ 2019 đến 2020).

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi của khái niệm này:

1. Nhà tuyển dụng có xu hướng ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm

Các nhà tuyển dụng đã phải vật lộn để giữ chân nhân viên hiện tại của họ sau đại dịch và họ dường như tập trung vào những ứng viên có kinh nghiệm hơn.

2. Các doanh nghiệp xem vị trí thực tập sinh là lựa chọn thay thế cho các vị trí mới bắt đầu trong lộ trình phát triển sự nghiệp

Các doanh nghiệp vô hình trung xem vị trí thực tập sinh có thể thay thế các vị trí mới bắt đầu trong tổ chức. Trong một cuộc khảo sát do NACE (Hiệp hội các trường đại học và nhà tuyển dụng quốc gia) thực hiện, doanh nghiệp cân nhắc vị trí thực tập sinh nhất khi đứng giữa hai ứng viên có trình độ ngang nhau. Để có thể tạo những bước đà cho con đường phát triển sự nghiệp, mỗi nhân sự trẻ nên cân nhắc thể hiện hết sức từ những cơ hội công việc đầu tiên, bứt phá trong các kỳ internship.

3. Các nhà tuyển dụng có xu hướng dùng máy móc thay thế nhân sự

Công nghệ đang phát triển rất nhanh chóng khiến nhà tuyển dụng có thiên hướng dùng máy móc để thay thế cho nhân sự vì tính chất nhanh và tiết kiệm chi phí.

Vậy khi là một người mới vào nghề, hoặc khi bắt đầu lại ở lĩnh vực làm việc mới thì sẽ cần chuẩn bị những gì trước bối cảnh này? Vị trí mới bắt đầu là một bước đệm đầu tiên trên hành trình công việc của từng cá nhân. Sau đây là 3 lời khuyên phần nào giúp bạn tái định nghĩa về cấp độ này, cũng như hình thành nên ý tưởng cho những việc cần làm trong thời điểm này của sự nghiệp.

Đầu tiên, hãy nắm rõ định hướng của bản thân: bạn nên nhớ rằng, trước khi bắt đầu đi, bạn cần biết nơi mình muốn tới. “Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu, cảm thấy rõ ràng và tự tin về con đường phù hợp nhất với bạn.” Điều này có nghĩa là bạn phải tự đọc và nghiên cứu để hiểu rõ hơn về những con đường sự nghiệp hiện có và con đường nào phù hợp với bạn nhất.

Kế đến, mạng lưới quan hệ trong sự nghiệp cũng quan trọng không kém: khi bạn đã biết mình đang hướng tới đâu, hãy tìm cách kết nối với các chuyên gia, lý tưởng là có trình độ kinh nghiệm từ 1-5 năm. Sự kết nối này cung cấp cho bạn những hiểu biết thực tế và đáng tin cậy mà bạn có thể sử dụng; Đồng thời giúp bạn xây dựng mạng lưới các mối quan hệ chuyên nghiệp trong công việc. 

Bứt phá phát triển sự nghiệp từ những công việc đầu tiên 1

Cuối cùng, hãy tập trung vào việc nâng cấp bản thân: Tập trung vào việc xây dựng những kỹ năng cần thiết để bạn có thể bứt phá và phát triển sự nghiệp vững vàng. Khi bạn tìm được lỗ hổng, hãy tìm kiếm giải pháp bằng cách hành động thông qua tham gia vào các khóa học, đào tạo, dự án và các cơ hội khác để học hỏi, thực hành và phấn đấu đến vị trí cao hơn trong công việc.

Các vị trí công việc ở cấp độ đầu vào vẫn còn được mọi người ngầm hiểu là những cơ hội mà bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận được trong khi không phải ai cũng là những nhân tố có khả năng tạo đột phá  và giá trị đối với doanh nghiệp. Cụm từ “trình độ đầu vào” có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào ngành và mong đợi từ nhà tuyển dụng. Nó nên được hiểu là mức độ kinh nghiệm thấp nhất trong công ty chứ không hẳn là không có kinh nghiệm. Nhưng may mắn là, với một chút chiến lược và sự tính toán thì bạn có thể tận dụng vai trò “cấp độ đầu vào” này như một bước đệm cho sự nghiệp, chứ bỏ cuộc vì tin rằng đây chính là ngõ cụt của thời đại.

Comments