“LAZY GIRL JOB” – Nghịch lý người trẻ làm việc “lười” nhưng bận rộn?

“LAZY GIRL JOB” – Nghịch lý người trẻ làm việc “lười” nhưng bận rộn?

Khi từ khóa “Lazy girl job” – xu hướng làm việc lười biếng đang trở nên trending rầm rộ, không ít người cho rằng giới trẻ ngày càng lười biếng hơn trong công việc. Nhưng với những quan sát thực tế từ chính đội ngũ nhà trồng đầy người trẻ năng động cũng như góc nhìn thị trường, HR Digest nhận ra một nghịch lý: “giới trẻ làm “công việc lười biếng” nhưng lại quần quật hơn bao giờ hết”.

LAZY GIRL JOB – CÔNG VIỆC LƯỜI BIẾNG LÀ GÌ?

Theo Wall Street Journal chỉ trong vòng 2 tháng, cụm từ “lazy girl job” này đã thu hút hơn 18 triệu lượt xem trên nền tảng TikTok và được chia sẻ rộng rãi trên nhiều phương tiện truyền thông.

Cụm từ “lazy girl job” xuất hiện để mô tả các công việc cho phép người trẻ đạt được mục tiêu cân bằng giữa công việc và cuộc sống, khuyến khích người trẻ tuổi – cả nam và nữ  tận hưởng một cuộc sống toàn vẹn và ý nghĩa mỗi ngày thay vì chờ đợi tới cuối tuần hay một ngày xa xôi chỉ để “xả hơi” đúng nghĩa.

Nhắc tới đây, chắc nhiều người sẽ thắc mắc vậy đâu là những công việc “lười biếng” người trẻ đang chọn lựa?

Một số “lazy girl job” phổ biến có thể kể đến như tiếp thị liên kết (affiliate marketing), quản trị các kênh truyền thông mạng xã hội (Quản lý fanpage, viết nội dung website,…), làm dự án freelanced,…

Tiếp thị liên kết, một trong những “lazy girl job” được yêu thích

Điểm chung của những công việc này chính là sự linh hoạt về không gian và thời gian, không bị quản lý và quan sát gắt gao bởi những người xung quanh. Ngoài ra, nó cho người trẻ quyền lựa chọn, họ được chọn công việc mình thích, làm theo năng lực và quỹ thời gian cá nhân.

NGHỊCH LÝ CÔNG VIÊC LƯỜI BIẾNG NHƯNG LẠI LÀM NHIỀU HƠN, QUẦN QUẬT HƠN CỦA NGƯỜI TRẺ

Theo tạp chí Forbes nhận định, sự lan tỏa của cụm từ “lazy girl job” đang và sẽ gây tổn hại đến vị thế của phụ nữ tại nơi làm việc, tạo ra định kiến phụ nữ luôn kém tham vọng và thiếu ý chí phấn đấu trong sự nghiệp hơn. Song, về nguyên gốc, tác giả của thuật ngữ đã cố tình chọn từ “lazy” (lười biếng) nhằm mô tả trạng thái trái ngược với sự hối hả của môi trường công việc truyền thống cần mẫn đi làm 9 to 5. Cô cũng nhấn mạnh rằng điều này không có nghĩa rằng những người làm công việc thuộc nhóm này là những người không có động lực hoặc không làm việc chăm chỉ.

Theo một khảo sát mới nhất của Deloitte kết nối với gần 24,000 Gen Z và Millennials trên 44 quốc gia, 52% Gen Z và 49% Millennials trả lời rằng họ cảm thấy kiệt sức trong công việc. Tuy nhiên, trong cùng khảo sát cũng cho thấy có đến 40% người trẻ đảm nhận một công việc được trả lương khác bên cạnh công việc chính của mình. Số khác thì có xu hướng quan tâm đến sức khỏe tinh thần và yêu cầu khối lượng công việc thích hợp hơn.

Đây cũng chính là nghịch lý HR Digest muốn chỉ ra.

Người trẻ tung hô xu hướng “Lazy girl job” không có nghĩa họ cổ súy cho lối sống lười biếng, lười lao động. Trên thực tế, các bạn trẻ thời nay đều đang mưu cầu một công việc tự do hơn, thoải mái hơn. Họ làm việc nhiều hơn, nhưng mong muốn có quyền lựa chọn, và sự linh hoạt cao hơn, thay vì chọn chỉ một công việc duy nhất, quy củ nề nếp như các thế hệ trước.

Trên thực tế, các bạn trẻ bận rộn hơn, vì họ sẽ tìm thêm những cơ hội làm việc khác tận dụng thế mạnh và kỹ năng, sở thích bản thân bên ngoài công việc chính. Việc vận hành song song 2, thậm chí 3-4 jobs một lúc sẽ lấp đầy thời gian trong ngày của họ. Tuy nhiên, các bạn vẫn dễ dàng cảm thấy hạnh phúc hơn bởi sự luân phiên giữa các công việc giúp xua tan nhàm chán, và hầu hết các bạn có quyền chọn công việc tay trái là lĩnh vực mình yêu thích.

“Người trẻ không lười hơn, họ làm và quan tâm nhiều hơn về sở thích, đam mê trong lựa chọn công việc”

NGƯỜI TRẺ HR DIGEST NGHĨ GÌ VỀ “LAZY GIRL JOB”?

Một vài góc nhìn từ chính các bạn trẻ tại nhà HR Digest, cùng xem các bạn đang nghĩ gì nhé!

P.Q. Thái: “Việc làm thêm công việc tay trái bên ngoài “lazy job”, tự do hơn giúp mình học hỏi được những lĩnh vực không có nhiều điều kiện phát triển trong công việc chính”.

Mỹ Duyên: “Việc cân thêm công việc lười biếng bên ngoài khiến mình đỡ áp lực phát đốt sức cho công việc chính, có thêm công việc phụ cũng có thêm thu nhập, lại được là cái mình thích nên sẽ dễ hài lòng với cả công việc chính vì bớt kỳ vọng khi đi làm 9 to 5 sẽ phải vui vẻ, đam mê nồng nhiệt. Bây giờ mình tìm niềm yêu thích đó ở công việc phụ, thấy vui cho cả hai công việc.

Suy nghĩ của tác giả, cũng là một người từng có quãng thời gian chỉ làm “Lazy girl job” và hiện vẫn đang làm thêm công việc “lười” bên ngoài công việc chính trên công ty:

Lucie: “Nếu chỉ làm duy nhất 1 “lazy girl job”, thật sự đòi hỏi tính kỷ luật và năng lượng tự thân, khả năng tự học cực nhiều. Sẽ rất tự do, thoải mái, không chịu nhiều ràng buộc. Tuy nhiên cũng sẽ rất hạn chế về mối quan hệ, khả năng kết nối xã hội, cũng như ổn định tài chính.

Còn nếu chọn làm thêm công việc “lazy girl job” ngoài công việc chính ổn định, chúng ta cần đảm bảo sự rạch ròi, không nhập nhằng ăn cắp thời gian giữa hai công việc để đảm bảo tính trung thực của người lao động trong môi trường chuyên nghiệp. Ngoài ra, việc quản lý thời gian hiệu quả, rèn luyện sức khỏe và cân bằng cuộc sống cũng sẽ đòi hỏi ở mức độ cao hơn.

Chọn như thế nào là tùy vào mục tiêu của mỗi bạn trong từng giai đoạn.”

Chúc các bạn trẻ chọn được hình thức làm việc phù hợp và phát triển thật nhiều, có thể làm công việc lười biếng, nhưng tuyệt đối đừng làm người trẻ lười biếng!

 

 

 

Comments